Hướng dẫn cho Bội chung nhỏ nhất của dãy số


Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết như một cách tôn trọng tác giả và người viết hướng dẫn này.

Chép code từ bài hướng dẫn để nộp bài là hành vi có thể dẫn đến khóa tài khoản.

https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91_h%E1%BB%8Dc_m%C3%B4_%C4%91un#%C4%90%E1%BB%93ng_d%C6%B0
Đồng dư
Với một số nguyên n > 1, gọi là mô đun, hai số nguyên a và b được gọi là đồng dư modulo n, nếu hiệu của chúng chia hết cho n (đó là, nếu tồn tại số nguyên k sao cho a − b = kn).

Đồng dư mô đun n là một quan hệ đồng dư, tức nó là một quan hệ tương đương tương thích với các phép cộng, trừ, và nhân. Đồng dư mô đun n được ký hiệu là:




(
mod

)
.
{\displaystyle a\equiv b{\pmod {n}}.}
Dấu ngoặc nghĩa là (mod n) áp dụng cho toàn bộ phương trình, không chỉ mỗi vế phải (b). Ký hiệu này mang ý nghĩa khác với b mod n (không có dấu ngoặc), dùng để chỉ phép toán modulo. Cụ thể hơn, b mod n ký hiệu số dư khi chia n cho b, tức số nguyên a thỏa mãn 0 ≤ a < n và a ≡ b (mod n).

Ví dụ
Trong mô đun 12, ta có thể viết:

38

14
(
mod
12
)
{\displaystyle 38\equiv 14{\pmod {12}}}
vì 38 − 14 = 24, một bội của 12. Một cách khác để thể hiện điều này là cả 38 và 14 có cùng số dư là 2 khi chia cho 12.

Định nghĩa đồng dư cũng áp dụng cho số nguyên âm, ví dụ như:

2


3
(
mod
5
)

3

7
(
mod
5
)

3


8
(
mod
5
)
{\displaystyle {\begin{aligned}2&\equiv -3{\pmod {5}}\-3&\equiv \ \ \ 7{\pmod {5}}\-3&\equiv -8{\pmod {5}}\end{aligned}}}
Tính chất
Quan hệ đồng dư thỏa mãn các tính chất của một quan hệ tương đương:

Phản xạ: a ≡ a (mod n)
Đối xứng: a ≡ b (mod n) khi và chỉ khi b ≡ a (mod n) với mọi a, b
Bắc cầu: nếu a ≡ b (mod n) và b ≡ c (mod n) thì a ≡ c (mod n)
Cộng, trừ, nhân
Nếu a1 ≡ b1 (mod n) và a2 ≡ b2 (mod n), hoặc a ≡ b (mod n), thì:

a + k ≡ b + k (mod n) với mọi số nguyên k
k a ≡ k b (mod n) với mọi số nguyên k khác 0
k a ≡ k b (mod kn) với mọi số nguyên k
a1 + a2 ≡ b1 + b2 (mod n) (bảo toàn phép cộng)
a1 – a2 ≡ b1 – b2 (mod n) (bảo toàn phép trừ)
a1 a2 ≡ b1 b2 (mod n) (bảo toàn phép nhân)
ak ≡ bk (mod n) với mọi số nguyên không âm k (bảo toàn phép mũ)
p(a) ≡ p(b) (mod n), với mọi đa thức p(x) có hệ số nguyên (bảo toàn với đa thức)
Đối với việc khử các hệ số ở hai bên, ta có các luật sau:

Nếu a + k ≡ b + k (mod n), với k là số nguyên bất kì, thì a ≡ b (mod n)
Nếu k a ≡ k b (mod n) và k nguyên tố cùng nhau với n, thì a ≡ b (mod n)
Nếu k a ≡ k b (mod kn) , thì a ≡ b (mod n)



Bình luận

Không có bình luận nào.